Ở bài viết này, LaptopVANG sẽ tổng hợp những thông tin về RAM cũng như cách thức hoạt động, thông số quan trọng để bạn có thể nắm được. Nếu như bạn đang quan tâm về nội dung này thì đừng bỏ qua nhé!

1. RAM là gì?

RAM viết tắt là Random Access Memory là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Khi mở một phần mềm trên Laptop thì dữ liệu sẽ được truyền tải từ ổ cứng lên RAM và truyền tải vào CPU để xử lý, sau đó lưu ngược lại vào ổ cứng vì RAM có tốc độ rất nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng.

Định nghĩa về RAM

Định nghĩa về RAM

Dữ liệu trên RAM được lưu trên từng ô nhớ và mỗi ô nhớ đều có địa chỉ khác nhau, bên cạnh đó, thời gian để đọc và ghi dữ liệu trên cùng một ô nhớ là bằng nhau.

2. Cấu tạo của RAM

Qua phần định nghĩa tiếp theo sẽ đến phần cấu tạo của RAM. RAM sẽ dựa trên 5 phần cơ bản gồm: Bo mạch, vi xử lý, ngân hàng bộ nhớ, chip SPD và bộ đếm.

2.1. Bo mạch

Đây là bảng mạch bao gồm tất cả các thành phần của RAM, chúng kết nối giữa các thành phần bộ nhớ và máy tính thông qua một mạch bán dẫn silicon.

2.2. Vi xử lý

Không giống như DRAM thông thường (không đồng bộ), các hoạt động bộ nhớ của SDRAM được đồng bộ hóa với vi xử lí nhằm đơn giản hóa giao diện điều khiển và loại bỏ việc tạo tín hiệu không cần thiết.

2.3. Ngân hàng bộ nhớ

Như đã thông tin khi định nghĩa RAM là gì, sản phẩm bao gồm ngân hàng bộ nhớ có thành phần các mô-đun lưu trữ dữ liệu. Trong SDRAM, luôn có hai hoặc nhiều ngân hàng bộ nhớ, cho phép một trong số đó có truy cập vào những ngân hàng khác. 

2.4. Chip SPD

SDRAM có chip SPD (serial presence detect) trên bo mạch chứa thông tin về loại bộ nhớ, kích thước, tốc độ và thời gian truy cập. Con chip này cho phép máy tính truy cập thông tin này khi khởi động.

2.5. Bộ đếm

Bộ đếm trên chip theo dõi các địa chỉ cột để cho phép truy cập cụm tốc độ cao. Nó sử dụng hai loại cụm tuần tự và xen kẽ.

3. Cơ chế hoạt động của RAM

Trong điện thoại, máy tính, bộ nhớ RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập, và sử dụng dữ liệu. Lúc này CPU chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu trữ tạm thời, các vùng nhớ đã chiếm chỗ trên RAM sẽ được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt máy.

Dựa vào chức năng mà RAM được chia làm 2 loại: SRAM và DRAM.

SRAM hay còn gọi là RAM tĩnh (Static RAM) loại RAM này không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi khởi động máy tính, nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động.

– Khác với SRAM, DRAM gọi là RAM động được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown hoặc turn off điện thoại hoặc máy tính.

4. Phân loại RAM

Ngoài SRAM (RAM tĩnh) thì DRAM (RAM động) sẽ có nhiều loại khác nhau.

Các loại RAM động:

– SDRAM (viết tắt của Synchronous Dynamic RAM): Hay còn gọi là RAM đồng bộ.

 DDR (Double Data Rate SDRAM): Là phiên bản cải tiến của SDR có 184 chân, hiện rất ít máy tính còn sử dụng.

 DDR2: Là phiên bản nâng cấp của DDR, DDR2 có 240 chân cho tốc độ tăng đáng kể, hiện này được sử dụng trong các máy tính đời cũ.

 DDR3: Là dòng ram đang được sử dụng rộng rãi, tốc độ cao.

– RDRAM (Rambus Dynamic RAM): thường được gọi là RAM Bus, được chế tạo theo kỹ thuật hoàn toàn mới so với các thế hệ trước.

– DDR4: Ra đời năm 2014, thay thế cho DDR3, nâng cấp về tốc độ truyền tải (Bus) đạt từ 2133-4266 MHz, dùng điện áp thấp hơn chỉ 1.2V. Thêm nữa RAM DDR4 cũng có giá đắt hơn DDR3.

5. Ý nghĩa của các thông số RAM

DDR3 SDRAM (gọi tắt là DDR3): Dựa trên thiết kế SDRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ – Synchronous Dynamic Random Access Memory), sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ.

DDR là viết tắt của Double Data Rate – Tốc độ dữ liệu gấp đôi, có nghĩa là trong một xung nhịp có thể truyền được hai khối dữ liệu, nên tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi.

Capacity (Dung lượng): Là lượng thông tin mà một RAM có thể lưu trữ được. Tùy theo từng RAM mà có các loại capacity khác nhau như: 2GB, 4GB,…

ECC (Error Checking and Correction – kiểm tra và sửa lỗi): Đây là thành phần căn bản trong hệ thống máy chủ hiện nay.

Bus: Gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn dữ liệu từ các bộ phận trong máy tính (CPU, memory, IO devices).

CAS (Column Address Strobe) hay còn gọi là Độ trễ (Latency): Là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh RAM và phản hồi lại CPU.

Refresh Rate – Tần số làm tươi: RAM máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

6. Chọn RAM bao nhiêu là đủ

Này sẽ phụ thuộc nhiều vào công việc, nhu cầu của bạn. Hiện tại ứng dụng ngày càng nặng hơn bởi nhiều tính năng mới được thêm vào. Chính vì vậy hiện tại một Laptop cơ bản ít nhất phải được 8GB RAM, 4GB hiện tại đã quá ít để có thể đáp ứng việc các ứng dụng có thể chạy tốt.

Nếu như bạn có làm thêm các ứng dụng như thiết kế, code, chơi Game hay làm về các bảng tính toán nhiều,.. thì nên lên 16GB RAM. Và cứ theo mức độ công việc của bạn để xem có nên thêm 32GB, 64GB hay không.

Bởi RAM càng nhiều thì ứng dụng sẽ càng chạy mượt mà hơn.

Ngoài ra trước khi muốn nâng cấp RAM cho máy Laptop thì có một số điều bạn cần lưu ý:

  • Kiểm tra máy của mình có hỗ trợ để nâng cấp không

Để kiểm tra cái này bạn thử search thông tin của máy bạn bằng cách lên Google Search: Tên Máy + Specs và xem thử thông tin ở phần Memory hỗ trợ bao nhiêu khe RAM và tối đa bao nhiêu nhé!

Vì một vài máy sẽ là RAM Onboard có nghĩa bạn không thể nâng cấp thêm được nữa như MacBook, Dell XPS 13,…

  • Kiểm tra Bus RAM, RAM gì

Nhấn phải chuột vào thanh TsskBar > chọn Task Manager > chọn Performance, bấm mục Memory, bus RAM sẽ là thông số Speed.

Như ở hình sẽ là RAM DDR4 Bus 4267MHz.

Rate this post