Alienware M16 R2 là dòng Laptop Gaming chủ lực của Dell Alienware, ở 2024 Dell đã thay đổi từ trong ra ngoài với dòng máy này với thiết kế thân thiện hơn, nhỏ gọn gọn và con chip Intel Core Ultra ở bên trong.

Alienware M16 R2 mất chất Alienware?

Đúng, nhưng nó chỉ dành cho những bạn thích những chiếc máy to và hầm hố, nhưng ở thế hệ này đây là một kiểu thiết kế bắt buộc phải đánh đổi ở cái chất Alienware để mang đến một giá trị to lớn hơn là trải nghiệm của người dùng, về việc thu nhỏ thiết bị, khiến máy gọn gàng hơn.

Alienware M16 R2 Tổng Thể

Alienware M16 R2 Tổng Thể

Sau cùng đáp ứng nhu cầu của đa dạng người dùng hơn không chỉ dành cho riêng cho gamer và thế hệ Alienware M16 R2 này còn có nhiều thứ khác bên trong với con chip Core Ultra.

Thiết kế tổng thể M16 R2

Nói về lịch sử thiết kế thì M16 không phải là một chiếc máy mới, mà chỉ là một phiên bản kích thước lớn hơn của M15 trước đó, vì đại đa số các thiết bị laptop đều đã chuyển sang màn hình 16” tỉ lệ 16:10 rồi, nên M16 được ra mắt là một phiên bản cập nhật lại màn hình cho M15, nhưng M16 R2 lại là câu chuyện khác.

M15 trước đó hay giờ đây là M16 là dòng laptop gaming cao cấp chủ lực của Dell, nó có kích thước màn hình vừa phải, không quá to như dòng 18, và thật sự thì người dùng màn hình 17 hay 18 inch ngày ngay phải nói là rất ít luôn nên 16 inch xem như là phù hợp với số đông nhất và bản thân chiếc máy M16 cũng có một phần cứng xịn xò và cao cấp nhất trong phân khúc cho người dùng.

Nhưng nếu nhìn vào R1 thì rõ ràng nó vẫn quá to và nhiều chi tiết thừa thải.

Nhìn vào phần viền màn hình là thấy rõ nhất, phần cạnh trên hay trái phải đều đã rất mỏng, nhưng cạnh dưới thì lại quá dày mà vốn dĩ – dành cho một mục đích là tạo ra phần không gian bên dưới để đẩy hốc tản nhiệt ra xa, và người dùng có một dãy đèn LED tạo nên thương hiệu phi thuyền không gian trên những chiếc laptop Dell Alienware. Ban đầu nó là điểm trừ nhưng rốt cuộc thì Dell đã biến nó thành điểm nhấn.

Tổng thể Alienware M16 R2

Alienware M16 R2

M16 R1 và giờ đây là M16 R2

Và với M16 R2, Dell đã thay đổi điều này, họ muốn M16 phải gọn gàng hơn và đã cắt giảm đi phần viền bên dưới, thu hẹp phần hốc tản nhiệt và vì vậy nguyên dãy led đã không còn nữa, chỉ còn lại hốc tản nhiệt theo kiểu thông thường, điểm nhấn chính giờ đây chỉ còn lại là logo của dell alienware, cùng con số 16 được dập nổi trên phần khung kim loại.

Mặt trước Alienware M16 R2

Mặt trước Alienware M16 R2

Bù lại thì tổng thể M16 đã mỏng hơn và nhỏ gọn hơn, và M16 R2 nhẹ hơn R1 hẳn 700gram, chưa bao gồm bộ sạc 240W đi kèm theo máy. Trên mức cân nặng thực tế là từ 2.6Kg tùy thuộc phiên bản cấu hình.

Màn hình Alienware M16 R2

Màn hình Alienware M16 R2

Màn hình Alienware M16 R2

Mở máy ra chúng ta có một màn hình kích thước 16” tấm nền QHD+ độ phân giải đúng là 2560 x 1600 tỉ lệ 16:10, có tần số quét là 240Hz cùng độ bao phủ màu sắc là 100% sRGB.

Trên M16 R2, chỉ có đúng một lựa chọn, có thể nói là cân bằng tuyệt đối, cân tốt từ làm việc, đòi hỏi màu sắc cao, hiển thị sắc nét, đến giải trí, chơi game cần tần số quét cao. Chỉ đáng tiếc là lại không có lựa chọn Mini LED hay OLED.

Màn hình này vẫn duy trì kiểu hoàn thiện với lớp phủ nhám chống chói, độ sáng tối đa 300 nits là vừa đủ để có thể sử dụng ngoài trời.

Cụm Camera FHD + IR

Cụm Camera FHD + IR

Cạnh trên này là cụm camera FHD, cùng với camera IR nhận diện gương mặt với Windows Hello.

Bàn phím Alienware M16 R2

Bàn phím Alienware M16 R2

Bàn phím Alienware M16 R2

Do phần hốc tản nhiệt được làm gọn hơn nên phần bàn phím được đẩy lên cao hơn, điều này giúp cho bạn có nhiều không gian hơn để đặt tay khi sử dụng.

Trên M16 R2 đã không còn lựa chọn bàn phím cơ nữa, mà chỉ có duy nhất một lựa chọn bàn phím thông thường với LED RGB cho từng phím. Nhưng ít nhất đây là loại tiêu chuẩn và không có điểm gì để chê với Alienware cả.

Layout này hỗ trợ rất nhiều phím chức năng nhanh, như tăng giảm âm lượng, tắt mic. Phần hành trình phím hẳn 1.8mm cho các bạn cảm giác bấm hơi bị đã luôn khi chơi game.

Trackpad Alienware M16 R2

Trackpad Alienware M16 R2

Trackpad năm nay được bổ sung thêm dãy đèn LED bo xung quanh, có vẻ như việc Dell cắt phần LED phía trước rồi nên bù lại cho anh em với vị trí Trackpad này, với khả năng vẫn là tùy biến 16.8 triệu màu như mọi vị trí đèn khác trên máy nên là tính cá nhân hóa trên M16 R2 vẫn được duy trì ở mức cao.

Đây là một cái trackpad để dùng gọi là ổn, chạm vuốt ngon và là loại trackpad vật lí.

Phím nguồn được dời ra phía giữa, vẫn là logo của Dell Alienware không có vân tay trong này đâu các bạn nha , xung quanh là các họa tiết tổ ong quen thuộc để hút gió cho phần tản nhiệt và đẩy luồng khí nóng ra phần mặt sau.

Stealth Mode

Có một điểm thú vị là Dãy nút Fn nay có một xíu thay đổi, F1 vẫn nút bật tắt nhanh chế độ Performance, trong khi đó F2 là Steathlmode, đây là một nút mình dùng thường xuyên luôn trên M16 R2. Bởi vì mình không cần hiệu năng cao thường xuyên là liên tục.

Về mặc định, phím bấm chức năng Steath Mode giúp bạn tắt hết các đèn LED RGB bao gồm cả vị trí trackpad, chuyển đèn bàn phím sang LED trắng và bật chế độ Silent trên M16 R2 lên. Có thể nói rằng, chỉ với một phím bấm, từ một chiếc laptop Gaming cao cấp, bây giờ M16 R2 trở thành một chiếc laptop văn phòng hiệu suất cao anh em nhỉ?

Chế độ này cũng cắt giảm hiệu năng nên đồng nghĩa rằng anh em sẽ có thời lượng pin tốt hơn khi sử dụng mà không có bộ sạc theo bên người, kiểu anh em có một setup tại nhà hay công ty, sau đó cần mang máy ra cà phê hay là thư viện thì chỉ cần bật Stealth Mode lên máy sẽ vừa mát, vừa yên tĩnh, thời lượng pin lại ngon.

Cổng kết nối

Cổng kết nối trên máy vẫn duy trì khá là đầy đủ, các vị trí vẫn quen thuộc, trái phải và cả mặt sau nữa.

Cổng kết nối mặt sau

Cổng kết nối mặt sau

Tại mặt sau thì lần lượt là 2 cổng USB-C cái đầu là thunderbolt, kế bên chỉ là 3.2 Gen 2 hỗ trợ Display Port cắm cổng USB-C nào cũng xuất hình được cả. Kế đến là HDMi 2.1 cũng như là cổng nguồn.

Cổng kết nối cạnh phải

Cổng kết nối cạnh phải

Cạnh phải gồm 2 cổng USB-A 3.1 Gen 1, khe thẻ micro SD, vị trí cổng USB-A như này thì hơi  cấn chuột nếu dùng chuột có dây, thôi anh em mua tạm bộ wireless của Dell Alienware luôn đi cho đồng bộ, Laptopvang đang sẵn hàng nha.

Cổng kết nối cạnh trái

Cổng kết nối cạnh trái

Cạnh trái sẽ là ethernet, cùng jack 3.5mm nói chung là chả thiếu gì, vị trí thì cấn mỗi USB-A, nếu Dell chịu mà mang một cổng ra sau là ‘Hoàn hảo’, hoặc thôi anh em bỏ ra ít tiền mua cái hub dồn hết cổng về mặt sau luôn cho gọn.

Cấu hình và mức giá của M16 R2

Trên M16 R2 đã từ bỏ con dòng chip Intel Core i mà tiến tới Intel Core Ultra. Thứ nhất là hỗ trợ AI tốt hơn, thứ hai là cải thiện thời lượng pin với 2 nhân LP-E Core được trang bị bên trong, tất nhiên hai nhân này sẽ làm hiệu năng bị thọt nhẹ so với dòng chip Core i trước đây

Tham khảo Alienware M16 R2 tại LAPTOPVANG.

Anh em có hai lựa chọn cấu hình là Core Utlra 7 155H và Core Ultra 9 185H đều là 16 nhân 22 luồng xử lí khác biệt là xung nhịp ở bên trong, nhìn sơ qua điểm benchmark thì anh em thấy là chênh lệch không nhiều, chủ yếu là đa nhân thôi GeekBench cỡ 10% còn CineBench tầm 24%.

Nhưng điểm đáng nói là nếu như so với M16 R1 các con chip Intel Core i thế hệ 13 thuộc dòng H 13700H thì đơn nhân bị giảm tầm 5%, và đa nhân thì tùy bài test với R23 sẽ vào khoảng 20%.

Với mức hiệu năng đánh đổi nhiều đến như vậy thì anh em yên tâm nó phải có lí do đó là thời lượng pin, nhưng đáng hay không thì hồi sau sẽ rõ.

Màn hình Alienware M16 R2

Màn hình Alienware M16 R2

RAM mặc định trên chiếc máy này là 16GB RAM DDR5, có hai khe có thể mở rộng tối đa 64GB, bộ nhớ SSD là 1TB mở rộng tối đa 8TB, với 2 khe, 4TB cho mỗi khe. Đây cũng là con máy đầu tiên dùng Core Ultra mình trải nghiệm mà cho phép nâng cấp được RAM, nên đây được xem là điểm cộng, anh em dùng chơi game hay làm việc thì bản 16GB cũng gọi là đáp ứng sơ sơ rồi mua về vả lên 32GB là có thể quậy đục nước trên chiếc máy này rồi, nhu cầu mà cao hơn thì cứ nâng cấp lên thêm.

Card đồ họa, bên trong con chip Core Ultra là Intel Arc, ngoài ra còn có thêm các lựa chọn card đồ họa NVIDIA RTX, thấp nhất là 4050 và cao nhất là 4070 có công suất 115W chưa bao gồm Dynamic Boost. Trong khi đó với thế hệ R1 thì có hẳn một gia phả RTX 4000-Series luôn từ 4050 mút chỉ lên đến 4090 luôn, đúng nhỏ gọn thì phải đánh đổi hiệu năng từ cả CPU đến GPU luôn. Nhưng có thể đây là ý đồ của Dell khi muốn phân cấp rõ ràng hơn giữa M16 và M18, theo các bạn thì sao để lại comment bên dưới nha.

Cấu hình và mức giá tham khảo

Xem xét là mức giá khoảng gần ~50 triệu, thì cấu hình là Ultra 7 16GB/1TB/4060 cũng đã khá ổn tại LAPTOPVANG. Thậm chí mình thấy 4050 năm nay cũng đã khá là mạnh rồi do nó có mức hiệu năng cũng đã bằng với 3060, nên 4060 thì càng tốt, càng mạnh hơn.

Với cấu hình này mọi thứ đều là tiêu chuẩn cao cho một chiếc laptopgaming, thiết lập game chắc phải 90% đều là max setting với màn hình 2K trên máy, nhu cầu cao hơn thì đơn giản là nâng cấp lên RAM hay SSD thôi mà không phải đặt mua hẳn chiếc máy đúng cấu hình, à mà laptopvang có hỗ trợ vụ này luôn nha.

Trải nghiệm

Về mặt trải nghiệm sử dụng thì đây là một chiếc Laptopgaming cao cấp nên nó buộc phải không làm người dùng thất vọng, nhưng chủ yếu phải xem nó thể hiện ra sao chứ.

Bắt đầu nhẹ nhàng với CS2, một tựa game quen thuộc thì mình vẫn có khoảng tầm 150 FPS, cùng mức nhiệt độ là khoảng 80 độ trong phòng máy lạnh.

Với Valorant, thì 350FPS nhiệt độ cũng khoảng hơn 80, chiếu nghỉ tay thì hoàn toàn mát mẻ nhưng phía cạnh trên này đi liền với hốc tản nhiet nên hơi ấm ấm ôi chút. Còn các tác vụ khác như chỉnh sửa video các thứ thì không vấn đề gì.

Và mình nhận ra là mình đang bật Stealth Mode với Profile Quite trong Alienware Command Center. Chuyển sang Balanced và Performanced, thì FPS cũng không tăng bao nhiêu, nhiệt độ GPU vẫn vậy trong khi nhiệt độ CPU máy thì đã tăng cao hơn và quạt cũng ồn hơn nữa.

Chuyển sang dùng những tác vụ văn phòng, theo đúng mục đích là Stealth Mode này sinh ra, thì thời lượng pin trên máy có thể kéo dài lên đến hơn 5 tiếng sử dụng thực tế. Điều này được lí giải bởi vì con chip Core Ultra ở bên trong với 2 nhân LP-E Core, cùng viên pin 6 cell 90Wh. 

Các bạn cũng lưu ý là khi mua máy về nhớ cập nhật các Driver chính thức từ Dell nha, đừng sử dụng các Driver của Windows, nó sẽ không có các phiên bản mới nhất và độ tương thích cũng không bằng. Bằng cách sử dụng phần mềm của Dell, trong này sẽ quét các phần cứng và tinh chỉnh hệ thống, gợi ý các bản cập nhật để máy hoạt động ổn định nhất.

Nói một chút về Alienware Command Center thì mình có lưu ý nhỏ cho các bạn khi sử dụng Dell là, để sử dụng các phím chuyển đổi tốt hơn thì nên mở App này lên, vì có khi là app này chỉ chạy nền và Windows lại hiểu nhầm là phần mềm chạy ngầm nền bị đóng băng lại để tiết kiệm tài nguyên, nên lúc bấm F1 hay F2 chuyển đổi chế độ hiệu năng sẽ hơi bị chậm.

Tổng kết về Dell Alienware M16 R2

Tổng thể Alienware M16 R2

Tổng thể Alienware M16 R2

Vậy thì tổng kết lại cho chiếc Dell Alienware M16 R2 này là gì, vẫn là laptop gaming cao cấp với độ hoàn thiện cao, khung kim loại, thiết kế được cắt gọt lại để nhỏ gọn hơn, hiệu năng được giảm bớt để cân bằng lại với thời lượng pin. Mình nghĩ đây là hướng đi đúng đắn nhất cho Alienware M16 R2 rồi và Dell cũng bổ sung thêm Stealth Mode để có một trải nghiệm thời lượng pin tốt hơn và máy cũng mát hơn.

Nếu như các bạn cần một chiếc máy mạnh hơn thì yên tâm Dell vẫn có M18 mà, dòng chip Core i, và các lựa chọn GPU cũng cao cấp hơn còn chiếc M16 R2 là dành cho số đông, bao gồm cả người dùng chỉ thích thiết kế mà không yêu cầu quá cao về mặt hiệu năng.

Rate this post