Hiện nay, thuật ngữ “máy trạm” đang ngày càng trở nên phổ biến khi được đánh giá là mang đến hiệu suất vượt trội so với dòng máy tính thông thường. Vậy máy trạm là gì? Có những ưu điểm gì nổi bật để được ưa chuộng đến thế? Cùng Laptop Vàng giải mã chi tiết ngay trong bài viết bên dưới nhé!
Máy trạm là dòng máy đem đến hiệu suất vượt trội
Mục lục
1. Máy trạm là gì?
Chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp thuật ngữ “máy trạm” trong cuộc sống hiện nay, nhất là trong các doanh nghiệp. Vậy, máy trạm là gì? Máy trạm còn có những cách gọi khác như “máy tính workstation”, “máy tính trạm”, máy trạm workstation”,… Dòng máy tính này được trang bị từ linh kiện đến công nghệ đều là phiên bản tiên tiến, tối ưu nhất.
So với máy tính thông thường, máy trạm sở hữu những tính năng vượt trội hơn vì cấu hình mạnh mẽ và thiết kế chuyên biệt. Điều này giúp chúng hoạt động nhanh hơn và chạy tốt trên những ứng dụng khoa học – kỹ thuật.
Không những thế, máy trạm còn được đánh giá là đã được tối ưu hóa giúp xử lý tốt đa dạng các dữ liệu phức tạp. Chúng có thể kết nối với nhau thông qua hệ thống mạng máy tính và có khả năng phục vụ nhiều tệp người dùng trong cùng một thời điểm.
Ngày nay, máy trạm được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hoặc cá nhân nhằm đáp ứng những nhu cầu liên quan đến lĩnh vực đồ họa, thiết kế, kỹ thuật, máy chủ,… Đây là điều mà khó có một chiếc máy tính thông thường nào có thể đảm nhận hết được.
Máy trạm sở hữu thiết kế chuyên biệt, hiệu năng mạnh mẽ
2. Đặc điểm của máy trạm
Nhằm đáp ứng được nhiều nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp, bất cứ máy trạm nào cũng phải bắt buộc sở hữu những đặc điểm sau:
- Có thiết kế, cấu hình dành riêng cho những ứng dụng kỹ thuật.
- Có độ mạnh điện toán nằm ở mức vừa phải.
- Có dung lượng RAM lớn cũng như khả năng đồ họa cần tương đối cao cấp.
- Các máy trạm cần liên kết với nhau để hình thành nên mạng LAN cục bộ.
Để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu kể trên, máy trạm chủ yếu được trang bị hệ điều hành Windows NT và Unix. Trong quá trình sản xuất, máy được đầu tư cực kỳ tỉ mỉ. Những thương hiệu máy tính phổ biến đã sản xuất thành công máy tính trạm là Dell, HP, IBM, Microsystems,…
Máy trạm bắt buộc phải đáp ứng một số đặc điểm để có thể sử dụng
3. Máy trạm có điểm gì khác với máy tính thông thường?
Sau khi đã tìm hiểu laptop máy trạm là gì, hẳn nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc rằng máy trạm có điểm gì khác so với những chiếc máy tính thông thường. Qua những tiêu chí dưới đây, Laptop Vàng sẽ giúp bạn phân biệt hay dòng máy này nhé!
3.1. Hiệu năng
Máy trạm luôn được trang bị cấu hình đời mới nhất cùng card đồ họa chuyên dụng. Điều này khó có thể tìm thấy ở những chiếc máy tính thông thường. Mặt khác, máy trạm có thể xử lý đa tác vụ rất tốt, thậm chí là cả những chương trình đồ họa phức tạp. Trong khi đó, máy tính thường vẫn còn xử lý chậm và tốn nhiều thời gian.
3.2. Thiết kế
Tương tự máy tính thông thường, máy trạm cũng có những thiết bị nhập xuất như chuột, bàn phím,… Nó được trang bị những linh kiện chất lượng, thiết kế chuyên nghiệp, bền bỉ với khả năng chịu lực vô cùng tốt. Nếu đem máy trạm so sánh với máy chủ thì máy chủ không được trang bị những thiết bị nhập/xuất.
3.3. Bộ vi xử lý
Máy trạm sở hữu CPU Intel Core cho hiệu năng xử lý cực mạnh và tần suất lớn. Bên cạnh đó, bộ vi xử lý Intel Core i7 hay Intel Xeon đã thay CORE I CPU hệt như máy tính thường. Ngoài ra, máy trạm còn có khả năng về xử lý đa luồng với bộ nhớ đệm cao và tốc độ CPU 4.0 GHz.
CPU Intel của máy trạm cho tần suất xử lý cực cao
3.4. RAM
Máy trạm thường có bộ nhớ RAM đạt 16GB và sở hữu tốc độ xung nhịp cao cấp nhất tính đến thời điểm hiện tại. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể nâng cấp lên mức tối đa là 4 slot RAM cũng như đẩy mạnh tốc độ render hình ảnh chỉ trong vài giây. Mặt khác, bộ nhớ của máy trạm còn có chức năng tự động kiểm tra, khắc phục lỗi ECC Memory vô cùng đỉnh.
3.5. Đồ họa
Hiện nay, máy trạm được trang bị card đồ họa chuyên dụng nhất cho các ứng dụng đồ họa. Trong khi đó, máy tính thông thường vẫn còn một số điểm hạn chế về tính năng này.
3.6. Ổ cứng
Máy trạm có ổ cứng được thiết kế kết hợp HDD cùng tốc độ quay tối đa là 7200rpm. Trong khi đó, tốc độ quay của máy tính thông thường chỉ rơi vào khoảng 5400rpm. Mặt khác, SSD PCie được trang bị công nghệ mới nhất cho tốc độ truy xuất vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên, nó vẫn đảm bảo dung lượng lý tưởng để lưu trữ dữ liệu.
Ổ cứng máy trạm có tốc độ quay tối đa khá lớn
3.7. Màn hình
Màn hình của máy trạm được tích hợp công nghệ IPS cho phép chống lóa cao cấp. Người dùng có nhiều sự lựa chọn từ màn hình kích thước 15.6 inch đến 17.3 inch, độ phân giải FHD đến 4K. Đặc biệt, màn hình của máy trạm có độ tương phản và màu sắc cực kỳ chính xác. Mặc dù góc nhìn của máy được mở rộng hơn nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
4. Ưu và nhược điểm của máy trạm là gì?
Bất cứ một thiết bị công nghệ nào cũng tồn tại những ưu và nhược điểm. Vậy, ưu nhược điểm của máy trạm là gì?
4.1. Ưu điểm
- Hệ thống hoạt động ổn định: Sự kết hợp của các linh kiện điện tử cao cấp nên máy trạm đảm bảo về chất lượng và độ bền. Máy hiếm khi bị lỗi phần mềm hay hư hỏng vì sở hữu 2 tính năng sau:
- ECC RAM: Giúp sửa lỗi bộ nhớ mã code trước khi hệ thống bị ảnh hưởng và làm cho máy hoạt động chậm đi.
- Multiple Processor Cores: Gồm nhiều nhân xử lý giúp hệ thống xử lý vận hành mạnh mẽ hơn và giải quyết được nhiều công việc hơn.
- Giảm thiểu lỗi hệ thống tối đa: Trước khi tung ra thị trường, máy tính trạm luôn phải trải qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, sự kết hợp phần cứng và phần mềm đồng bộ với nhau giúp giảm thiểu tối đa những lỗi hệ thống cũng như những sự cố thường xảy ra trên những chiếc máy tính thường.
- Thích hợp với kỹ thuật viên: Thiết kế chuyên biệt của máy trạm góp phần làm đẩy nhanh tốc độ vận hành của máy trong suốt một thời gian dài. Mặt khác, cấu hình máy trạm cũng phù hợp để kỹ thuật viên có thể thiết kế video, phân tích dữ liệu hay xử lý CAD,… Đặc biệt, hầu hết máy trạm đều hoạt động được liên tục để phân tích, trích xuất dữ liệu kể cả khi không có người điều khiển.
Máy trạm sẽ rất thích hợp với những kỹ thuật viên để đẩy nhanh hoạt động
4.2. Nhược điểm
- Chi phí cao: Sử dụng những linh kiện làm từ chất liệu và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất nên mức phí khá đắt đỏ.
- Máy ráp có ở nhiều nơi: Vì máy trạm phổ biến, tiện lợi nên người dùng có thể mua phải những chiếc máy không đúng quy chuẩn.
5. Bí quyết lựa chọn máy trạm phù hợp với doanh nghiệp
Máy trạm là một thiết bị được nhiều doanh nghiệp hiện nay tin dùng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có kinh nghiệm lựa chọn những chiếc máy trạm phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chí mà doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua sắm.
5.1. Mục đích sử dụng
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định được mục đích sử dụng của mình là gì, chẳng hạn như máy trạm lập trình, máy trạm lưu trữ, máy trạm thiết kế đồ họa hay máy trạm giám sát camera,… Bên cạnh đó cũng cần làm rõ quy mô sử dụng máy trạm là cá nhân hay tập thể.
Ngoài mục đích thiết kế, lưu trữ,… thì máy trạm còn có thể đảm nhận nhiều công việc khác như thiết kế chỉnh sửa video, ứng dụng email,… Trường hợp sử dụng máy trạm cho nhiều công việc khác nhau thì bạn đòi hỏi phải chọn dòng máy có bộ xử lý cao cấp, card đồ họa chuyên dụng và dung lượng bộ nhớ rộng rãi.
Xác định rõ sử dụng máy trạm cho những mục đích gì
5.2. Ngân sách cá nhân
Một yếu tố chi phối đến quyết định chọn mua máy tính trạm đó chính là ngân sách. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp có nhu cầu mua máy trạm số lượng lớn thì số tiền phải chi trả cũng không nhỏ. Tuy nhiên, lợi thế khi trang bị máy trạm với quy mô doanh nghiệp là:
- Được giảm giá, hưởng các chính sách khuyến mãi khi mua hàng số lượng lớn.
- Được tặng kèm những giải pháp về hệ thống để tối đa hiệu năng của máy khi vận hành.
5.3. Hãng sản xuất
Tại Việt Nam, những hãng chuyên sản xuất workstation được doanh nghiệp tin dùng là Dell, HP, IBM. Những thương hiệu này cho phép doanh nghiệp được lựa chọn những thành phần bên trong máy trạm sao cho phù hợp nhất với nhu cầu công việc.
6. Nên chọn laptop trạm hay máy tính trạm?
Khi đã hiểu được máy trạm là gì, nhiều người sẽ thắc mắc nên chọn mua laptop trạm hay máy tính trạm. Trên thực tế, laptop hay máy tính đều sở hữu những ưu điểm riêng. Do đó, tùy vào nhu cầu của mỗi người dùng để có quyết định đúng đắn.
Tuy nhiên, một gợi ý nhỏ rằng nếu bạn thường xuyên phải di chuyển như đi làm, gặp đối tác,… thì việc lựa chọn laptop workstation là gợi ý phù hợp. Còn nếu bạn là một nhà thiết kế chuyên nghiệp, một chiếc máy tính workstation sẽ cung cấp màn hình rộng rãi để dễ dàng thao tác. Hơn nữa, PC cũng là giải pháp tốt hơn cho những ai có cường độ làm việc cao.
Cân nhắc vào môi trường sử dụng và tần suất làm việc để tìm mẫu máy phù hợp
Trên đây là giải đáp những thắc mắc liên quan đến máy trạm là gì và ưu, nhược điểm mà những dòng máy này đem lại. Sau khi tham khảo, quý khách đừng ngần ngại đến ngay Laptop Vàng để lựa chọn những mẫu mã máy tính ưng ý cho mình nhé!