Với nhiều loại màn hình khác nhau trên các thiết bị điện tử, từ TV, điện thoại, máy tính bảng và còn có cả tủ lạnh. Các loại màn hình LCD, IPS truyền thống sớm được xem là lỗi thời trên các dòng sản phẩm cao cấp mà thường là các loại màn hình chất lượng cao, và đôi khi là các bạn nghe đến OLED, QLED rồi AMOLED và Mini LED vậy đâu mới là màn hình tốt nhất hiện nay.
Mỗi loại màn hình đều có một quy trình sản xuất khác nhau, phục vụ mục đích cũng khác nhau nên khả năng hiển thị cũng có nhiều sự khác biệt.
Mục lục
Màn hình OLED
OLED là loại màn hình cao cấp được biết đến nhiều nhất hiện nay, cũng là loại sớm được phát triển nhất, rẻ nhất và có nhiều lựa chọn nhất cho người dùng. Được phát triển từ những năm 1987 là tên viết tắt của organic light-emmiting diode hoặc organic electroluminescent diode (đi-ốt phát quang hữu cơ). Đây là loại màn hình không cần đến đèn nền như các loại màn hình cũ hơn nhờ sử dụng các hợp chất hữu cơ phát ra ánh sáng khi có dòng điện đi qua.
So sánh với IPS, LCD và LED. OLED mang đến khả năng hiển thị màu đen sâu tuyệt đối, màu sắc rực rỡ hơn và hiển thị sắc nét. Khả năng hiển thị với màu đen tuyệt đối, có thể dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt khi bạn chơi game, hoặc giải trí với phim ảnh. Với các vùng màu đen sẽ là đen tuyệt đối mà không có hiện tượng xám mờ, hay đen đục.
Màn hình QLED
Trong số những loại màn hình được liệt kê, QLED là loại màn hình không mang lại sự ấn tượng khi sử dụng nhưng lại có mức giá hợp lí nhất. Với cái tên gần giống với OLED, nhưng về cơ bản hai loại màn hình này hoàn toàn khác nhau. Chúng vẫn là các màn hình LCD sử dụng các chấm lượng tử cực nhỏ phát ra ánh sáng khi được chiếu đèn nền.
Chi phí sản xuất QLED thường rẻ hơn so với các loại màn hình khác do đó chúng thường được sử dụng dành cho các màn hình kích thước lớn như là TV. Tuy nhiên chất lượng màn hình lại không tốt như là OLED, AMOLED hay Mini LED. Chưa kể, loại màn hình này cũng không có một độ chính xác màu tốt và màu đen cũng không thể hiện xuất sắc như các loại màn hình được so sánh.
Loại màn hình QLED này vẫn chưa phổ biến trên Laptop, mà chủ yếu là phát triển bởi Samsung dành cho màn hình TV.
Màn hình AMOLED
Màn hình AMOLED hay tên gọi đầy đủ là Active-Matrix Light-Emitting Diode, đây là loại màn hình được phát minh ra từ 2006. Đây là loại màn hình OLED được cải tiến, sử dụng ma trận hoạt động với mỗi pixel được điều khiển riêng biệt thay vì theo nhóm. Vì vậy màn hình AMOLED có chất lượng hiển thị tốt hơn so với OLED vì chúng linh hoạt hơn và hoạt động bằng công nghệ bảng nối đa năng cũng như sử dụng một lớp bóng bán dẫn màn mỏng mà OLED không có, tuy vậy màu đen của màn hình AMOLED lại không thực sự đen như màn hình OLED.
Các tấm màn mỏng (TFT) thường được sử dụng trong các màn hình LCD (Liquid Crystal Display) nhưng tấm màn mỏng này cũng giúp màn hình AMOLED có thể kiểm soát dòng điện trong màn hình tốt hơn.
Màn hình Mini-LED
Màn hình Mini-LED được phát minh ra từ 2000, có cách hoạt động khá khác biệt so với các tấm nền truyền thống do cách kết hợp hàng chục nghìn bóng LED thu nhỏ ở bên dưới tấm nền LCD. Việc chia nhỏ các bóng LED ngay bên dưới màn hình giúp cho màn hình Mini-LED hiển thị màu sắc chuẩn xác, với màu đen sẽ có thể hiển thị sâu hơn với từng khu vực bóng LED được hiệu chỉnh.
Tương tự với OLED, Mini-LED có thể hiển thị màu đen sâu hơn so với AMOLED nhưng so với OLED thì độ chính xác màu có thể sẽ không bằng. Tuy vậy Mini-LED khiến cho các màn hình mỏng hơn và tiết kiệm điện hơn khi so sánh.
Nhìn chung OLED có xu hướng là loại màn hình tốt nhất khi so sánh với QLED, AMOLED và Mini-LED. Tuy nhiên không phải cứ màn hình OLED là tốt vì nó cũng phân chia các cấp bậc, loại màn hình sử dụng cho những nhu cầu khác nhau.
Độ sáng giữa OLED, QLED và AMOLED
Trên những thiết bị như Laptop, TV, màn hình, điện thoại và những màn hình khác độ sáng thường có thông số là nits thay vì lumen. Nits là thông số chỉ độ sáng trên một mét vuông, màn hình càng có nhiều nits thì sẽ càng sáng, nhưng không phải cứ sáng là tốt, hoặc tốt nhất mà cần có nhiều thông số khác cần cân nhắc khi lựa chọn màn hình.
Xếp loại theo thứ tự thì QLED là loại màn hình sáng nhất, đến Mini LED, AMOLED và sau cùng là OLED, thường sẽ có độ sáng thấp nhưng nói về chất lượng hiển thị thì tuyệt vời. Và ngoài ra, có thể những màn hình Mini-LED cao cấp sẽ có độ sáng cao hơn so với những màn hình QLED giá thấp.
Góc nhìn của màn hình
Mỗi màn hình đều có cách phát triển khác nhau, nhưng góc nhìn là một yếu tố quan trọng, bởi vì nội dung hiển thị trực diện vào mắt người xem là chuyện hết sức bình thường, nhưng nếu nhìn các góc xiên, góc chéo cũng phần nào đó giúp trải nghiệm sử dụng cũng tốt hơn.
Trong số 4 loại màn hình, chỉ có QLED là loại màn hình có góc nhìn thấp có khi chỉ là 55 độ mà thôi, trong đó OLED vẫn cho góc nhìn rộng tuyệt vời trong trải nghiệm sử dụng.
Độ trễ, độ phản hồi và tần số quét
Độ trễ, độ phản hồi và tần số quét là 3 thông số quan trọng nói lên được tốc độ của màn hình. Độ trễ hay lag là khoảng thời gian chênh lệch từ khi hệ thống gửi tín hiệu đến khi màn hình xuất ra được nội dung đó. Độ phản hồi được tính theo milliseconds (ms) dành cho việc phản ánh tốc độ của một pixel nào đó khi chuyển màu.
Chỉ riêng QLED là màn hình có độ phản hồi thấp nhất giữa 2ms-8ms và có tần số quét 120Hz, còn lại với các màn hìn OLED, AMOLED, Mini-LED thường có độ phản hồi trong khoảng 1ms và tần số quét mở rộng từ 60Hz, 120Hz, 240Hz hoặc cao hơn thế.
Độ chính xác màu
Độ chính xác màu là khả năng tái tạo lại màu sắc trên màn hình. Thường được đo bằng những đơn vị khác nhau bao gồm sRGB, Adobe RGB và DCI-P3 hoặc P3. Màn hình hiển thị càng gần 100% thì màu sắc hiển thị càng tốt, càng chân thực.
AMOLED: Khả năng hiển thị tốt hơn cả OLED, đạt 100% sRGB là điều hoàn toàn dễ hiểu
OLED: Những màn hình OLED từ lâu vẫn luôn được ca ngợi vì màu sắc sống động, nhưng những loại màn hình khác hiện đã bắt kịp. Và nhờ vào OLED, nên có độ tương phản mạnh hơn và khả năng đạt được màu đen tuyệt đối, độ bão hòa màu sắc hiệu quả hơn nhiều so với các loại màn hình khác trên thị trường, độ chuẩn màu cũng cực kì cao đạt mức 100% sRGB.
Mini-LED: Với các bóng LED được thiết kế nhỏ hơn để mang lại màu sắc tốt hơn, tuy vậy độ tương phản của Mini-LED vẫn kém hơn OLED một bậc. Do đó hình ảnh không đẹp bằng OLED, tuy nhiên Mini-LED vẫn tuyệt vời trong việc tái tạo màu sắc xác chính xác.
QLED: Là loại màn hình có độ chính xác màu kém nhất nhưng điều này không thật sự nhiều và ảnh hưởng lớn, các loại màn hình QLED vẫn có khả năng tái tạo màu trên 95% sRGB.
Độ bền
Độ bền là một tiêu chí cực kì quan trọng khi bạn lựa chọn màn hình, có thể vượt trội ở mọi khía cạnh nhưng độ bền kém cũng đồng nghĩa bạn sẽ thường xuyên phải bỏ tiền ra để thay mới màn hình. Với các màn hình OLED vẫn luôn có hiện tượng burn-in (lưu ảnh), nhưng vì ngày càng được cải tiến, các màn hình OLED đã tốt hơn trước để hạn chế tình trạng burn-in.
Nhưng không phải là không có hiện tượng burn-in trên màn hình như trước đây, nhưng bởi vì một lí do khác (trước đây là do màn hình quá nóng, gây ra lỗi tấm nền), là do sự xuống cấp của hợp chất hữu cơ của màn hình, dẫn đến hình ảnh bị mờ, tuy nhiên ở góc độ người dùng, lưu ảnh vẫn là lưu ảnh, và không có sự khác biệt nào.
Còn lại với các màn hình sử dụng các công nghệ khác đều đã được thiết kế để hạn chế tình trạng burn-in từ cách hoạt động, các tính năng hỗ trợ và giảm nhiệt lượng cho màn hình.
Giá cả
Về mặt mức giá sẽ tác động phần lớn đến loại màn hình sử dụng, nhưng càng rẻ thì càng hiển thị kém, vậy nên lựa chọn trong khoảng nhu cầu bạn có cũng là một sự chấp nhận đánh đổi. Các màn hình có kích thước nhỏ cũng là giải pháp để tiết kiệm chi phí bên cạnh một màn hình chất lượng thấp hơn.
Với nhu cầu là sử dụng cho mục đích riêng biệt sẽ cần những loại màn hình phù hợp, ví dụ như cần chỉnh sửa hình ảnh hoặc cần màu sắc chính xác thì những loại màn hình tốt và chất lượng sẽ là ưu tiên, còn khi bạn chỉ cần một màn hình để hiển thị các nội dung thì miễn là nó hiển thị được thì đã là một lựa chọn tối ưu chi phí.
Mỗi loại màn hình dành cho những mục đích khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau và ảnh hưởng đến mức giá sau cùng bán ra, cũng là QLED nhưng nếu sản xuất theo cách của Mini-LED thì QLED cũng sẽ đắt hơn một cách đáng kể. Mini-LED sẽ có mức giá thấp hơn OLED khoảng 10%. Trong khi đó OLED là loại màn hình đắt tiền, cao cấp và thường sử dụng trong các thiết bị đắt tiền. Riêng AMOLED loại màn hình hướng đến sự bền bỉ và uống dẽo nên có mức giá cao hơn OLED và là tùy chọn màn hình đắt đỏ nhất hiện nay.
Tổng kết
Mặc dù có 4 loại chính, nhưng vẫn có rất nhiều những phân khúc màn hình khác nhau, cũng là cùng loại màn hình nhưng có những màn hình lại đắt tiền hơn đáng kể để có những thông số tốt hơn. Hiện nay với những chiếc Laptop của Apple loại cao cấp nhất đang là sử dụng màn hình Mini-LED còn với Samsung vẫn quen thuộc với AMOLED mặc dù có tên gọi có thể khác đi qua nhiều thời kì, ví dụ như AMOLED có thêm tên gọi là AMOLED 2X.
Tuy nhiên không chỉ là màn hình laptop, màn hình cho TV lại là một mục đích khác và vì vậy với các loại màn hình có mức giá rẻ nhưng lại có kích thước lớn như QLED lại là sự cân nhắc đáng lưu tâm. Với cùng kích thước của QLED, OLED có thể đắt hơn 2-3 lần và thuộc một phân khúc khác biệt hẳn so với QLED.
Ngoài ra việc bạn mua các loại màn hình cùng nhà sản xuất với các thiết bị sử dụng cũng là một cách tối ưu trải nghiệm sử dụng, ví dụ như Mac mini hoặc Mac Studio sẽ có chiếc màn hình tuyệt vời nhất là Studio Display, đây cũng là một yếu tố phụ để lựa chọn phù hợp với nhu cầu nhiều hơn.