Vào sự kiện “Peak Performance” năm nay với những tin đồn xoay quanh về chiếc PC cỡ nhỏ của Apple hay con chip M2 sẽ là con chip mới nhất sẽ được ra mắt. Và gần như đúng với những tin đồn đó – chiếc PC mạnh nhất của Apple đã được công bố với tên gọi – Mac Studio.

Mac Studio như một phiên bản Mini của chiếc Mac Pro ra mắt năm 2019 nhưng hiệu năng lần này mà Apple đem đến gần như khiến giới công nghệ phải choáng ngợp. Vậy chiếc máy này có gì hãy cùng Laptop tìm hiểu qua bài đánh giá chi tiết bên dưới nhé!

Thiết kế như một chiếc Mac Mini phóng to

Được giới thiệu là chiếc máy mạnh nhất, nhanh nhất hiện nay của Apple thì bạn hình dung chiếc Mac Studio sẽ thế nào? To lớn, nặng nề và hay sẽ trông giống như chiếc Mac Pro phải không?

Và rồi Apple đã khiến giới công nghệ kinh ngạc khi nó được ra mắt là nó chỉ to hơn một chút so với chiếc Mac Mini M1. Chính xác là như vậy, bạn không nghe nhầm đâu, với kích thước 9.5 x 19.7 x 19.7 (cm) cùng trọng lượng 3.6Kg cho bản M1 Ultra và 2.7Kg cho bản M1 Max.

Mac Studio with M1 UItra review: A look at the future power of Apple  Silicon | AppleInsider

Tại sao lại có sự chênh lệch cân nặng như vậy bạn có thể ghé xem tại đây

Fact: Mac Studio trang bị M1 Ultra nặng hơn 1Kg so với trang bị M1 Max

Bạn có thể dễ dàng đặt Mac Studio ở bất kì đâu, thậm chí là dưới màn hình Studio Display mà không gặp khó khăn gì.

Kích thước của Mac Studio 2022

Và điều này có được chính là do công nghệ mà họ đã ra mắt cách đây 2 năm – Apple M1 con chip SoC mà họ tự sản xuất nhằm thay thế cho Intel. Giờ đây con chip đó đã được nâng cấp lên vượt bậc với phiên bản M1 Max và M1 Ultra mà LaptopVANG lát nữa sẽ đề cập bên dưới.

>>> Có thể bạn quan tâm: So sánh Mac Studio với Mac Mini

Cổng kết nối

Đúng với tên gọi của nó, Studio được sinh ra dành cho người dùng trong môi trường Studio chuyên nghiệp chính vì thế việc trang bị cổng kết nối đầy đủ và mạnh mẽ là điều cần thiết.

Bạn sẽ có gì:

Cổng kết nối trên Mac Studio

Cổng kết nối trên Mac Studio

Còn về mặt trước:

  • 2 cổng Type-C hỗ trợ ThunderBolt 4 (M1 Max chỉ hỗ trợ chuẩn Type-C thường)
  • 1 khe SDXC

Ở mặt sau:

  • 4 cổng Type C hỗ trợ Thunderbolt 4
  • Cổng Ethernet 10Gb
  • 2 cổng USB-A
  • 1 cổng HDMI
  • Jack 3.5mm 

Về kết nối không dây, Mac Studio cũng được trang bị WiFi 6 đi kèm với Bluetooth 5 mới nhất.

Về khả năng xuất màn hình ngoài thì cũng là điểm cộng lớn đối với Mac Studio trang bị M1 Ultra. Chiếc máy có thể xuất tới 4 màn hình 6K 60Hz và 1 màn hình 5K 60Hz cho thấy sự mạnh mẽ ở phần cứng như thế nào.

Hiệu suất kinh ngạc

Tóm tắt một chút về Thông số kỹ thuật trên Mac Studio. Chiếc máy được Apple trang bị 2 tùy chọn về cấu hình là M1 Max và M1 Ultra mới nhất.

Về M1 Max thì đây là con chip đang được trang bị trên dòng MacBook Pro 14 inch / 16 inch 2021 mới nhất với hiệu năng đã quá mạnh.

RAM tối đa giờ sẽ là 64GB cùng với 8TB SSD

Bạn có thể xem qua bài đánh giá chi tiết M1 Pro/ M1 Max tại đây.

Nhưng lần này ngôi sao sáng nhất lại chính là con chip M1 Ultra – thứ khiến giới công nghệ phải kinh ngạc với những gì mà nó được Apple đem lại.

M1 Ultra thật chất là 2 con chip M1 Max được kết hợp lại với nhau thông qua một kiến trúc được tuỳ biến riêng của Apple mà Apple gọi đây là UltraFusion nhờ đó băng thông kết nối liên bộ xử lý lên đến 2.5TB/s. Kết quả chúng ta có con chip M1 Ultra có gấp đôi số lõi CPU, gấp đôi bộ nhớ, gấp đôi băng thông bộ nhớ và quan trọng nhất là gấp đôi số lõi GPU.

Cơ chế UltraFusion

Cơ chế UltraFusion

CPU

Trong bài đánh giá hiệu năng của D2D cho thấy Apple thật sự đã không nói quá đúng về hiệu năng trên Mac Studio khi cho rằng CPU của M1 Ultra có thể vượt cả i9-12900K.

Trong bài test CPU của Cinebench R23 cho thấy M1 Ultra đạt điểm số 24190 trong khi Core i9-12900K từ Intel đạt 26313 và Ryzen AMD 5950X đạt 27113, cao hơn khoảng 10% so với Apple và trong bài test từ Geekbench 5 thì M1 Ultra lại hơn cả 2.

Và khi so với M1 Max có lẽ Apple đã nói đúng khi nói rằng mọi thứ trên M1 Ultra đều sẽ gấp đôi và điểm số trên đây cũng thể hiện điều đó.

GPU

Còn về GPU thì Apple nói rằng M1 Ultra có thể vượt cả RTX 3090 trong khi lượng điện năng tiêu thụ lại thấp hơn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ bởi con số Apple so sánh là khi điện năng 200W nhưng thực tế RTX 3090 lại có thể ăn tới hơn 300W và hiệu năng lúc đó sẽ khác.

Hiệu năng GPU trên Apple M1 Ultra

Đây là điểm số trong bài so sánh của D2D giữa M1 Ultra với RTX 3080, 3090 qua 2 phần mềm GFXbench 5.0 và Tombraider bench thấy rõ FPS của M1 Ultra thua khá xa NVIDIA.

Còn về trải nghiệm thực tế sẽ như thế nào

Adobe Lightroom Classic

Đối với Lightroom Classic, sau khi chạy 2 test benchmark khác nhau dùng 100 bản sao cảnh studio từ 4 máy ảnh khác nhau: Canon EOS R6, Nikon Z7 II, Sony a7R IV và Fujifilm GFX 100. Ở bài test benchmark đầu tiên, dpreview test thời gian cần để import từng bộ 100 tệp RAW và tạo các bản xem trước 1:1. Ở bài test thứ 2, mình áp dụng preset custom và export từng bộ 100 tệp RAW ở dạng JPEG full size, 100% chất lượng.

Nói chung, import và xem trước ở Lightroom Classic cho thấy hiệu suất CPU thô và không ảnh hưởng cụ thể tới lượng RAM hay lượng nhân GPU. Mac mini chỉ có 4 nhân hiệu suất là chậm nhất, trong khi 3 máy còn lại thu được số liệu rất giống nhau. MSI Creator 17 còn nhanh hơn thấy rõ.

macstucomp2

LRC_Import

Đối với export, tốc độ và lượng RAM trong máy đóng vai trò quan trọng, cho phép Mac Studio dẫn đầu bảng dù không quá cách biệt. Cả Mac Studio trang bị M1 Max và MacBook Pro trang bị M1 Pro đều nhanh hơn so với Creator 17 dùng RTX 3080 và nhất là Mac mini, nhưng sự khác biệt giữa chip M1 Max và M1 Pro là nhỏ hơn ngoài kỳ vọng của mình khi mà Mac Studio có số RAM cao hơn gấp đôi.

Điều này cho thấy phần cứng mạnh và đắt đỏ thường chỉ thật sự tốt tùy vào phần mềm bạn dùng. Nếu phần mềm đó không được tối ưu để khai thác tối đa số nhân, GPU hay RAM thì sự khác biệt là không quá nhiều.

macstucomp3

LRC_Export

Adobe Premiere Pro

dpreview dùng timeline 4K tương tự từng dùng để test video 8K trên Sony A1, hoàn chỉnh với color grading và nhiều lớp hiệu ứng. Bản phim này đã được render, sau đó xuất ra các tệp master, H.264 và HEVC/H.265. Bit rate mục tiêu được điều chỉnh để giữ cho đầu ra giữa 2 chương trình là giống nhau.

Vì là test cuối nên dpreview còn chạy cả tính năng chống rung tích hợp của Final Cut và Warp Stabilize trên một đoạn clip 15 giây lấy từ cùng một video.

Xem video được dùng để chấm benchmark:

 

Hiệu suất Premiere Pro trên Mac Studio thật sự xuất sắc. Kể từ khi Adobe phát hành phiên bản tối ưu cho Apple Silicon, thời gian render và export trên M1 Pro và M1 Max đã là nhanh hơn bất kỳ thứ gì mình từng test.

Mà không chỉ nhanh hơn một chút, nó là nhanh gấp đôi. So sánh Mac Studio với MSI Creator 17, thời gian render và export là nhanh hơn 51%:

macstucomp7

Không những thế theo đánh giá từ TheVerge, M1 Ultra cho hiệu năng khi sử dụng phần mềm Premier và Encorder hàng giờ liền và hiệu năng của nó gần như là tức thời cho mọi tác vụ. Đối với các những lúc 2x, 4x Mac Studio dường như không có độ trễ mà vẫn xử lý tốt chứ không như Mac Pro.

Final Cut Pro

Chưa dừng lại ở đó, Mac Studio thực chất còn nhanh hơn trong Premiere Pro so với trong Final Cut Pro. Cũng đoạn phim như vậy trên cùng timeline dùng hiệu ứng y hệt nhưng tốc độ render nhanh hơn 35% và export nhanh hơn 28% đối với tệp H.264. Test duy nhất mà Final Cut nhanh hơn là encode tệp HEVC 8bit, cụ thể là hơn 34% trên phần mềm của Apple.

macstucomp8

FinalCutPro_Updated

Khả năng tản nhiệt trên Mac Studio 

Hệ thống tản nhiệt Mac Studio

Hệ thống tản nhiệt Mac Studio

Với hiệu năng cao như vậy, Apple cũng tập trung vào khả năng tản nhiệt trên Mac Studio. Với trang bị những lỗ thoát khí bên dưới máy sẽ hút khí mát vào, sau đó chúng sẽ được đẩy đi xung quanh máy nhờ vào 2 cánh quạt lớn được trang bị bên trong cuối cùng luồng khí nóng sẽ được đẩy ra phía sau thông qua 4000 lỗ thoát khí.

Tóm lại

Không thể phủ nhận những gì mà Mac Studio đem đến, nó như một lời cảnh báo mà Apple dành cho 2 ông lớn Intel và AMD khi giờ đây họ thực sự làm chủ công nghệ như thế nào và trong tương lai có lẽ còn nhiều điều bất ngờ hơn.

Vậy Mac Studio thực sự sẽ dành cho ai?

  • Bạn là một người dùng chuyên nghiệp và Mac Studio rất tuyệt vời với khối lượng công việc chuyên dụng trong các ứng dụng sáng tạo như Premiere Pro và DaVinci Resolve.
  • Bạn muốn một cỗ máy PC nhỏ gọn và luôn sẵn sàng đáp ứng mọi công việc.
  • Bạn muốn rút ngắn thời gian làm việc và tăng năng suất lên.

 

Rate this post