Nhiệt độ CPU là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất của máy, trên Windows có nhiều công cụ đơn giản và miễn phí để kiểm tra nhiệt độ CPU một cách đáng tin cạy và hiệu quả.

Kiểm tra nhiệt độ với HWMONITOR

  • Ưu điểm: Kiểm tra được nhiệt độ rất nhiều linh kiện, cho laptop lẫn desktop
  • Nhược điểm: Cần phải cấp quyền Admin

Là một trong những phần mềm đơn giản, hiệu quả và trực quan, hiển thị toàn bộ các thông số về nhiệt độ phần cứng của thiết bị bạn sử dụng, và quan trọng là miễn phí.

Không chỉ thế phần mềm cũng hiển thị thêm các thông số phụ như là lượng điện tiêu thụ, công suất hiện tại của CPU, GPU để bạn xác định các vấn đề của hệ thống nhanh chóng hơn.

Tải về tại đây: CPUID

Bên trái là các tab lớn, bấm vào dấu + để mở ra các thông tin về phần cứng đó. Thông thường khi theo dõi trong thời gian thực, nếu có bất kì mục nhiệt độ tại Max nào báo đỏ trong khi không sử dụng tác vụ gì thì đây có thể là phần cứng bị lỗi, hoặc các giá trị min max này sẽ được liên tục bổ sung trong quá trình sử dụng để bạn dễ dàng chẩn đoán hơn.

Việc CPU hay GPU có nhiệt độ cao bạn có thể cân nhắc thay keo tản nhiệt, vệ sinh lại laptop, còn với thùng máy có thể xem xét các yếu tố trên và thêm cả mục airflow, gắn thêm quạt để luồng khí bên trong thùng máy được luân chuyển dễ dàng.

Kiểm tra nhiệt độ bằng phần mềm của nhà sản xuất

  • Ưu điểm: Tuỳ biến cao, giao diện đẹp, nhiều chức năng
  • Nhược điểm: Không dành cho tất cả mọi người dùng

Nếu như bạn sử dụng máy tính đến từ một thương hiệu gaming nào đó, ví dụ như ROG, thì họ sẽ có phần mềm kiểm tra thông số thiết bị tên là Armoury Crate, để kiểm tra và tuỳ biến thiết bị với các tính năng có sẵn bên trong.

ASUS ROG Amoury Crate

Vì đây là ứng dụng do chính nhà sản xuất làm ra nên có độ tương thích cao, báo nhiệt độ cũng chính xác. Đối với những nhà sản xuất khác:

  • ASUS: ROG Armoury Crate
  • Dell: Alienware Command Center
  • MSI: Afterburner
  • NZXT: CAM
  • Corsair: iCUE
  • Mỗi hãng lại có những cách để hiển thị và tuỳ biến khác nhau, nhưng cùng một mục đích là mang đến thông tin cho người dùng.

Kiểm tra nhiệt độ CPU bằng BIOS

  • Ưu điểm: Kiểm tra được trên bất kì thiết bị nào
  • Nhược điểm: Phức tạp

Mọi chiếc máy tính đều có một bo mạch chủ để kết nối các thành phần linh kiện lại với nhau, không hẳn là một chiếc máy tính gaming, mà cả những chiếc máy tính cho nhu cầu văn phòng đều có thể sử dụng BIOS để kiểm tra.

Nếu như bạn không biết phím tắt để vào BIOS là gì (thường là là các phím F9/F10/F11) bạn có thể sử dụng Start menu và làm theo các bước sau.

1.Mở Start menu và bấm vào icon Power.

2.Bấm & giữ phím Shift trái và bấm và nút Restart.

3.Tiếp tục giữ phím Shift trái cho đến khi máy khởi động lại.

4.Chọn vào Troubleshoot.

5.Chọn mục Advanced options.

6.Chọn UEFI Firmware Settings.

7.Máy sẽ tự khởi động vào BIOS.

Thông thường nhiệt độ sẽ là mục hiển thị tại System Status, Advanced, hoặc nơi có những mục như hardware monitor.

Rate this post