MacBook M1 là dòng Mac với hiệu năng ấn tượng đi kèm nhiều ưu điểm vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, dù là sản phẩm flagship cao cấp nhưng máy vẫn gặp các tình trạng lỗi trong quá trình sử dụng. Cùng Laptop Vàng tìm hiểu ngay các lỗi đó là gì nhé.

macbook m1 lỗi

Tổng hợp những lỗi trên MacBook chip M1

Bài viết này sẽ giới thiệu các lỗi thường gặp trên MacBook M1, song song đó sẽ đưa ra phương án sửa chữa hoặc cách sử dụng đúng sao cho tránh được các lỗi nhé. 

Lỗi hao mòn SSD trên MacBook chip M1

Đã có 1 thời gian mà vấn đề này được thảo luận rất nhiều trên các Group về Mac. Đây là một lỗi khá nghiêm trọng khi SSD bị hao mòn quá nhanh sau 1 khoảng thời gian ngắn sử dụng. Apple cũng đã giải thích vấn đề này nằm ở việc các ứng dụng (phần mềm) chưa tương thích với Chip ARM mới nên phải chạy thông qua Rosetta 2 – điều này dẫn đến việc SSD phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến việc hao mòn nhanh.

lỗi hao mòn ssd trên mac m1 

Tuy nhiên thời điểm hiện tại các phần mềm cơ bản hoặc phổ biến đều đã có phiên bản dành cho chip ARM nên bạn có thể yên tâm về vấn đề này nhé. 

Màn hình MacBook Air M1 dễ nứt, vỡ

Một câu chuyện khá hài hước khi một người dùng sử dụng MacBook Air M1 bị vỡ màn hình chỉ vì có 1 hạt gạo nằm trên bàn phím khi đóng máy xuống. 

Thật vậy, màn hình của MacBook Air M1 khá mỏng, nó dễ nứt vỡ nếu tác động 1 lực vừa đủ vào màn hình. Điều này Apple chưa đưa ra lời giải thích nhưng dễ hiểu thì Apple làm vậy để giảm chi phí sản xuất của máy xuống. Tuy nhiên, Apple cũng đã đưa ra một số khuyến cáo sau:

  • Không dán màn hình hay dùng lớp phủ phím vì chỉ một phần nhỏ chênh lệch sẽ tạo áp lực lên màn hình, gây ra hiện tượng nứt vỡ. 
  • Không nên sử dụng miếng dán camera, điều này cũng tương tự vấn đề trên là gây ra áp lực cho màn hình. 
  • Không được để bất cứ vật gì lên bàn phím kể cả nhỏ nhất, vì vô tình bạn có thể đóng máy lại và khiến màn hình bị nứt vỡ. 
macbook air m1 lỗi

Nhiều MacBook M1 bị nứt màn hình

Suy cho cùng, lỗi này 50% nghiêng về phía Apple còn lại là về người dùng vì “của bền tại người”. Bạn nên cẩn thận khi sử dụng dòng MacBook Air M1 nhé.

MacBook M1 không tương thích với các phần mềm chạy x86

Đây là lỗi khi vừa ra mắt của mẫu chip mới này, tuy nhiên thời điểm hiện tại phần lớn các phần mềm đều đã ra mắt phiên bản tương thích với con chip này nên bạn sẽ không cần quá lo lắng nhé. 

Tuy nhiên, một số phần mềm vẫn chưa tương thích bạn sẽ bắt buộc chạy thông qua giả lập “Rosetta 2”. Điểm này cũng khiến SSD của máy hao mòn, nhưng nếu sử dụng các phần mềm quá chuyên dụng Laptop Vàng nghĩ rằng bạn nên sử dụng MacBook chạy chip Intel nhé.

MacBook M1 không có Bootcamp để cài đặt Windows

Trước đây việc cài đặt Windows thông qua Bootcamp khá đơn giản khi bạn chỉ việc tải bản Windows muốn cài đặt sau đó chạy Bootcamp là xong. Tuy nhiên với MacBook sử dụng chip M1 bạn sẽ không có BootCamp. 

Cách khắc phục cũng khá đơn giản, bạn có thể cài đặt Windows thông qua  Parallels Desktop 17 cho Mac hoặc CrossOver® Mac. Đây là 2 phần mềm mà Laptop Vàng thấy rằng dễ dàng để cài đặt cũng như cho trải nghiệm mượt mà nhất so với các giải pháp khác. 

lỗi trên macbook m1

MacBook M1 gặp vấn đề với Blutooth và Wifi

Lỗi này là khi kết nối với các thiết bị Bluetooth hay Wifi lâu lâu bạn sẽ bị ngắt kết nối và tự động kết nối lại. Nhìn chung nó không quá nghiêm trọng nhưng lại gây ra sự khó chịu cho người dùng. 

Tuy không có quá nhiều người dùng gặp lỗi này, nhưng vẫn có một số bạn trong các Group Mac phàn nàn về vấn đề này. Lỗi này thì khó để xác nhận nguyên nhân từ đâu, tuy nhiên một số bạn sau khi cập nhật lên macOS mới nhất thì tình trạng lỗi cũng không còn gặp nhiều nữa.  Thêm vào đó, bạn cũng nên chỉnh băng tần của Wifi khác với Bluetooth để tránh tình trạng xung đột. 

MacBook Air bị nóng khi sử dụng lâu hoặc tác vụ nặng

Điều này cũng khá dễ hiểu vì Apple đã không trang bị quạt tản nhiệt cho dòng MacBook Air nên khi bạn sử dụng lâu hoặc các tác vụ nặng việc máy nóng là điều rất bình thường, đừng quá lo lắng nhé. 

Lúc này hãy dành khoảng 2-5 phút nghỉ ngơi sau 1 khoảng thời gian làm việc, điều này cũng giúp máy được nghỉ ngơi và sẽ giảm nhiệt độ hơn đấy. 

MacBook M1 chỉ hỗ trợ xuất 1 màn hình rời

Hiệu năng ấn tượng là vậy, tuy nhiên thời điểm hiện tại MacBook M1 chỉ hỗ trợ xuất 1 màn hình ngoài, nhưng màn hình ngoài này độ phân giải lên đến 6K cũng vẫn chiến tốt, ví dụ là Apple cũng đã xuất màn ngoài qua màn 6K Pro Display XDR của Apple sản xuất, máy hoạt động mượt mà. 

Đối với những bạn thích sử dụng nhiều màn hình thì chắc chắn nên cân nhắc chọn mẫu MacBook Pro M1 Pro hoặc Max để giải quyết vấn đề này nhé. Còn 1 cách nữa là bạn là sử dụng tính năng SideCar để share thêm 1 màn hình ra ngoài iPad – cách này sẽ khá tốn kém vì cần thêm 1 cái iPad nữa, sau đó dùng ChromeCast để chuyển màn hình ngoài thứ 2, hoặc bạn cũng có thể dùng dây DisplayPort cũng được nhé.

Tuy nhiên nếu bạn muốn xuất nhiều màn hình thì nên chọn PC hoặc Mac Mini sẽ là lựa chọn tối ưu hơn vì bản chất đây vẫn chỉ là chiếc laptop xách tay. 

Độ phân giải camera chỉ 720p

Đã quá lâu rồi và việc người dùng quen thuộc với camera độ phân giải kém trên những con máy MacBook. Điều này cũng không hẳn là lỗi, nhưng một số người dùng khi mới sử dụng Mac sẽ thắc mắc vấn đề này. 

Đây chỉ là Apple không thích làm camera sắc nét hơn (họ giải thích rằng camera trên Mac chỉ để họp Zoom, Google Meet với cái màn hình bé tẹo thì cần gì phải độ phân giải cao hơn). Nhưng nếu bạn muốn có độ phân giải cao hơn, hãy bỏ thêm khoảng 10-15 triệu để sở hữu con MacBook Pro M1 Pro/Max nhé vì phiên bản này Apple đã nâng cấp lên độ phân giải 1080p rồi. 

Pin của MacBook M1 nhanh bị chai hơn so với bình thường

Nhiều người dùng trên toàn thế giới cũng đã phản ánh vấn đề này trên các trang mạng xã hội. Có khá nhiều ý kiến trái chiều khi nguyên nhân họ hướng đến là do hệ điều hành macOS BigSur, người thì cho rằng bản thân Pin của MacBook M1 có chất lượng kém. 

Việc này cũng không thể tránh được nên để khắc phục chúng ta có thể nâng cấp lên phiên bản BigSur cao – lúc này Apple có thể đưa ra bản vá lỗi nhằm giải quyết vấn đề này. 

MacBook M1 gặp vấn đề khi khôi phục cài đặt gốc

Khi bạn muốn khôi phục cài đặt gốc hoặc cập nhật phiên bản macOS mới đôi khi bạn sẽ gặp lỗi như hình dưới đây. Lỗi này giải quyết cũng khá đơn giản, có 2 cách để thực hiện.

khôi phục cài đặt gốc macbook m1

Cách 1: Chuẩn bị thêm 1 máy Mac sử dụng chip T2 (máy B, máy M1 sẽ là máy A) và cài đặt  Apple Configurator 2

  • Bước 1: Kết nối 2 máy A và B lại bằng cáp USB-C 
  • Bước 2: Chạy ứng dụng  Apple Configurator 2 trên máy B
  • Bước 3 (thao tác trên máy B): Cắm màn hình vào máy B để có thể theo dõi tiến trình, sau đó ngắt kết nối máy B với nguồn điện tầm 10s => nhấn và giữ nút nguồn => cắm điện lại nhưng vẫn giữ nút nguồn => thả nút nguồn ra, lúc này LED trước sẽ nhấp nháy vàng
  • Bước 4 (thao tác trên máy A): Nhấn giữ nút nguồn => Giữ nút nguồn đồng thời nhấn tổ hợp phím Shift phải + Option trái + Control trái khoảng 10s sau đó bỏ tổ hợp phím ra nhưng giữ nút nguồn, lúc này màn hình sẽ hiển thị app Apple Configurator 2 trên màn hình.

Apple Configurator

Bước 5: Hồi sinh Firmware và cài lại RecoveryOS bằng các bước: Chọn firmware cho máy Mac bạn muốn khôi phục và recoveryOS phiên bản mới nhất bằng cách chọn Actions > Advanced > Revive Device, click Revive. Khi hoàn thành máy A sẽ khởi động lại, lúc này bạn thoát phần mềm ra và ngắt kết nối 2 thiết bị. 

RecoveryOS

Cách 2: Sử dụng Recovery Mode

  • Bước 1: Truy cập vào Recovery Mode bằng cách tắt máy, mở lại và giữ phím nguồn đến khi màn hình hiện Recovery Mode 

Recovery Mode

  • Bước 2: Chọn Option => Continue sau đó đăng nhập tài khoản admin của máy
  • Bước 3: Trên thanh công cụ bên trên, chọn Utilities => Terminal 
  • Bước 4: Tại Terminal bạn gõ “resetpassword” và bấm Enter (Return trên bàn phím máy Mac)
  • Bước 5: Click Reset Password sau đó chọn Recovery Assistant => Erase Mac.
  • Bước 6: Click Erase Mac lần nữa để xác nhận. Lúc này máy sẽ khởi động lại 
  • Bước 7: Lựa chọn ngôn ngữ ở Language khi máy khởi động lại
  • Bước 8: Click vào macOS Utilities nếu bạn nhận được thông báo phiên bản macOS cần được cài đặt lại.
  • Bước 9 Lúc này máy sẽ kích hoạt nên bạn cần kết nối Wifi. Sau khi kích hoạt, click Exit khỏi Recovery Utilities.
  • Bước 10: Thực hiện bước số 3 đến bước số 9 một lần nữa, sau đó thực hiện các bước dưới đây. 

Nếu máy của bạn đang cài đặt macOS Big Sur 11.0.1 thì bấm vào mục “Reinstall macOS Big Sur” và để máy tự chạy là xong. 

Reinstall macOS Big Sur

Nếu không, bạn có thể ​​Bootable Installer tại hướng dẫn trên trang chủ Apple tại đây https://support.apple.com/vi-vn/HT201372 

Nếu đã thử các phiên bản trên mà vẫn không được, bạn có thể sử dụng cách đoạn code trong Terminal của Recovery Mode

Bạn copy đoạn code này vào Terminal sau đó bấm Enter (return)

cd ‘/Volumes/Untitled’

mkdir -p private/tmp

cp -R ‘/Install macOS Big Sur.app’ private/tmp

cd ‘private/tmp/Install macOS Big Sur.app’

mkdir Contents/SharedSupport

curl -L -o Contents/SharedSupport/SharedSupport.dmg http://swcdn.apple.com/content/downloads/19/41/001-83532-A_LN5NT1FB2Z/o4zodwe2nhyl7dh6cbuokn9deyfgsiqysn/InstallAssistant.pkg

Lúc này máy sẽ download phiên bản macOS BigSur về, sau khi download xong bạn hãy copy đoạn code này và bấm return nữa là xong

./Contents/MacOS/InstallAssistant_springboard

Như vậy là xong, bạn đã có thể tự fix lỗi này khi gặp tình trạng trên. 

Trên là tổng hợp 10 lỗi của dòng MacBook M1 thường gặp. Tuy nhiên phần lớn các lỗi trên đã có phương pháp khắc phục nên bạn vẫn có thể yên tâm trải nghiệm dòng MacBook tuyệt vời này nhé. 

5/5 - (1 bình chọn)