Khi laptop hoạt động quá nóng trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong. Qua thời gian làm giảm hiệu suất làm việc và tuổi thọ của laptop. Trường hợp nặng hơn có thể gây hỏng các linh kiện bên trong, hoặc gây chập, cháy. Vì thế kiểm soát nhiệt độ khi sử dụng laptop là một điều quan trọng người dùng cần lưu ý. Sau đây mình sẽ hướng dẫn một số phương thức kiểm tra nhiệt độ laptop.

kiểm tra nhiệt độ cpu

Nên kiểm tra nhiệt độ laptop thường xuyên

1. Giải thích quá trình sinh nhiệt của laptop: vì sao CPU máy tính nóng?

Trong quá trình hoạt động, CPU sẽ là bộ phận liên tục chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng. Khi CPU quá công suất từ đó sản sinh ra nguồn nhiệt lớn lúc này nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến các phần cứng bên trong của máy cũng như làm giảm hiệu suất CPU từ đó khiến laptop hay máy tính bị nóng. 

Do đó, khi thiết kế các kỹ sư đã thiết kế thêm hệ thống tản nhiệt để giúp máy hạn chế nhiệt độ sinh ra. Tuy nhiên mỗi máy sẽ có hệ thống tản nhiệt khác nhau, cấu hình khác nhau,..nên nhiệt độ trung bình cũng sẽ khác nhau. Nhưng chúng ta cũng cần phải giữ cho laptop của mình đừng quá nóng. 

1.1 Lý do khiến laptop bị nóng

Có khá nhiều lý do khiến laptop hay máy tính bị nóng, tuy nhiên một số trường hợp thường gặp như:

  • Ép xung quá mức và ép xung sai cách dẫn đến CPU bị hư hỏng
  • Hệ thống tản nhiệt của máy bị hư hỏng hoặc ảnh hưởng bởi bụi bặm
  • Không thường xuyên vệ sinh máy, tra keo tản nhiệt cho laptop
  • Chất lượng CPU không cao, CPU tuổi thọ lâu đời,..

1.2 Cách đọc các chỉ số nhiệt độ CPU

Hiện tại, có khá nhiều phần mềm đo chỉ số và thông báo nhiệt độ CPU. Tuy nhiên phần lớn các phần mềm đều cho các thông số gần giống nhau và bạn chỉ cần tập trung vào 2 chỉ số chính:

  • CPU Temperature: nhiệt độ laptop hiện tại trong thời điểm đo
  • CPU Temperature Offset: chênh lệch nhiệt độ laptop hiện tại so với nhiệt độ khuyến cáo, con số này càng nhỏ càng tốt

1.3 Tác hại của việc laptop quá nóng

Các tác hại thường gặp:

  • Máy bị giật lag, máy hay bị treo khi đang sử dụng 
  • Giảm tuổi thọ CPU
  • Máy khởi động lại đột ngột, dẫn đến tình trạng màn hình xanh 
  • Giảm tuổi thọ của máy tính, laptop
  • Máy bị chậm liên tục, tạo cảm giác khó chịu khi sử dụng.

2. Nhiệt độ CPU bao nhiêu là tốt?

Thông tin tham khảo nhiệt độ laptop phù hợp:

  • Nhiệt độ CPU hoạt động tốt nhất: dưới 50 độ C
  • Nhiệt độ CPU hoạt động ổn định: khoảng 50 độ C
  • Khoảng nhiệt độ CPU trong mức ổn định là dưới 70 độ C, nếu vượt quá nên tìm cách giảm nhiệt ngay
  • Nhiệt độ an toàn của ổ cứng: dưới 50 độ C
  • Nhiệt độ an toàn của card đồ họa: khoảng 70 – 80 độ C

3. Những cách giảm nhiệt độ laptop

Sau khi kiểm tra nhiệt độ laptop, nếu nhiệt độ quá cao bạn hãy thử những cách cơ bản dưới đây để giảm nhiệt độ máy nhé:

  • Theo dõi, đo lường nhiệt độ CPU thường xuyên. Hạn chế để nóng quá mới kiểm tra. 
  • Nên làm việc tại môi trường thoáng mát, hạn chế để máy làm việc ở những nơi quá nóng. 
  • Vệ sinh laptop định kỳ (sau khi hết bảo hành)
  • Tra keo tản nhiệt 3 tháng/lần 
  • Tắt laptop khi không sử dụng, hạn chế để chế độ sleep
  • Dùng các phụ kiện hỗ trợ giảm nhiệt độ như sò lạnh, đế tản nhiệt,..
  • Tắt các phần mềm chạy ngầm nếu không sử dụng trong Task Manager

4. Các cách kiểm tra nhiệt độ laptop

4.1 Kiểm tra nhiệt độ laptop theo cảm nhận

Đây là một cách phổ biến mà người dùng thực hiện để đánh giá mức độ nóng của laptop. Cách thực hiện khá đơn giản, đặt tay lên bề mặt bàn phím và các mặt xung quanh.

Hoặc đặt tay trực tiếp vào khe thoát nhiệt của laptop để cảm nhận độ nóng của laptop. Việc kiểm tra này còn tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người nên khả năng chính xác không cao. 

>> Xem thêm: Những cách bảo quản laptop

4.2 Kiểm tra trong BIOS

Đa số các nhà sản xuất laptop đều đã tích hợp bộ công cụ kiểm tra nhiệt độ CPU vào thiết bị khi xuất xưởng. Công cụ đó nằm trong BIOS, chúng ta chỉ việc truy cập vào BIOS để kiểm tra.

Đối với mỗi hãng laptop khác nhau sẽ có cách truy cập BIOS khác nhau. Bạn sẽ nhấn một trong các phím từ F1 đến F12 sau khi khởi động để truy cập vào BIOS. Đa số bộ công cụ kiểm tra nhiệt được tích hợp sẵn ở giao diện BIOS. Nếu không bạn có thể tìm đến thẻ Power để kiểm tra.

nhiệt độ máy tính

Bộ kiểm tra nhiệt độ CPU sẽ nằm trong BIOS

4.3 Sử dụng các phần mềm ngoài

Ngoài những cách kiểm tra nhiệt độ laptop kể trên, bạn có thể tải 1 trong các phần mềm dưới đây để kiểm tra nhanh chóng dễ dàng hơn.

4.3.1 Phần mềm CPUID HWMonitor

Tải phần mềm

Link tải: Link trang chủ 

Truy cập đường link, nhấn vào SETUP-ENGLISH > DOWNLOAD NOW! để tải phần mềm về. Phần mềm tải về sẽ có tên hwmonitor_xxx.exe.

cách kiểm tra nhiệt độ laptop

Làm theo các bước để tải phần mềm

Cài đặt phần mềm

Bạn mở file hwmonitor_xxx.exe vừa tải về. Tiếp theo bạn nhấn Next > Next > Next > Install, trình cài đặt hiện ra Finish là bạn đã hoàn thành.

theo dõi nhiệt độ laptop

Các bước thực hiện cài đặt

Sử dụng phần mềm

Bạn có thể mở phần mềm CPUID HWMonitor từ Shortcut ở Desktop. Hoặc có thể tìm CPUID HWMonitor từ thanh công cụ tìm kiếm của Windows.

phần mềm hwmonitor

Mở CPUID HWMonitor từ thanh tìm kiếm Windows

Khi phần mềm CPUID HWMonitor hiện ra, bạn tìm đến mục Temperatures để xem nhiệt độ của CPU. Phần mềm sẽ hiển thị nhiệt độ của từng nhân CPU ở độ C và độ F.

Temperatures

Mục Temperatures hiển thị thông tin nhiệt độ

4.3.2 Phần mềm MSI Afterburner

Tải phần mềm

Link tải: Link trang chủ

Truy cập đường link và nhấn vào DOWNLOAD AFTERBURNER để tải phần mềm về. Phần tải về sẽ có tên MSIAfterburnerSetup.zip. Bạn giải nén file MSIAfterburnerSetup.zip sẽ được phần mềm có tên MSIAfterburnerSetupXXX.exe.

 DOWNLOAD AFTERBURNER

Nhấn vào DOWNLOAD AFTERBURNER để tải phần mềm

Cài đặt phần mềm

Mở file MSIAfterburnerSetupXXX.exe để bắt đầu thực hiện cài đặt. Bước đầu tiên chọn ngôn ngữ, bạn có thể để mặc định English hoặc chọn ngôn ngữ khác rồi nhấn OK. Các bước tiếp theo bạn nhấn Next > Next > Next > Next > Install. Trình cài đặt hiện ra Finish là bạn đã hoàn thành cài đặt.

Lưu ý: 

  • Ở bước License Agreement bạn phải chọn accept the … Để đồng ý thỏa thuận người dùng mới có thể nhấn Next được.
  • Ở bước Choose Components có thể tích bỏ ô RivaTuner Statistics Server nếu không muốn cài đặt phần mềm này.
MSI Afterburner

Các bước cài đặt phần mềm

Sử dụng phần mềm

Bạn có thể mở phần mềm MSI Afterburner từ Shortcut ở Desktop. Hoặc có thể tìm MSI Afterburner từ thanh công cụ tìm kiếm của Windows.

phần mềm kiểm tra nhiệt độ máy tính

Mở MSI Afterburner từ thanh tìm kiếm Windows

Khi phần mềm MSI Afterburner hiện ra, bạn tìm đến mục TEMP để đo nhiệt độ laptop của bạn. Phần mềm sẽ hiển thị nhiệt độ tổng quát CPU của bạn ở chuẩn độ C.

xem nhiet do laptop

Nhiệt độ CPU sẽ hiển thị ở mục TEMP

4.3.3 Phần mềm Open Hardware Monitor

Tải phần mềm

Link tải: Link trang chủ

Truy cập vào đường link và nhấn vào Download Now để tải phần mềm về. File tải về sẽ có tên openhardwaremonitor-XXX.zip, giải nén file bạn sẽ có thư mục OpenHardwareMonitor.

open hardware minitor

Nhấn vào Download Now để tải phần mềm

Sử dụng phần mềm

Mở thư mục OpenHardwareMonitor sau đó nhấn đúp vào file OpenHardwareMonitor.exe để mở phần mềm. Khi phần mềm hiện ra bạn tìm đến mục Temperatures để xem thông tin nhiệt độ CPU. Phần mềm sẽ hiển thị nhiệt độ từng nhân của CPU với chuẩn độ C.

Nhiệt độ CPU sẽ hiển thị ở mục Temperatures

4.3.4 Phần mềm Core Temp

Tải phần mềm

Link tải: Link trang chủ

Truy cập đường link và nhấn vào Download để tải phần mềm về. Phần mềm tải về sẽ có tên Core-Temp-setup.exe.

cách kiểm tra nhiệt độ cpu không cần phần mềm

Nhấn vào Download để tải phần mềm

Cài đặt phần mềm

Mở file Core-Temp-setup.exe để bắt đầu cài đặt phần mềm Core Team. Tiếp theo bạn nhấn Next > Next > Next > Next > Install > Next để tiến hành cài đặt. Khi trình cài đặt hiện ra Finish là bạn đã hoàn thành cài đặt.

Lưu ý: ở bước License Agreement bạn phải chọn accept the … Để đồng ý thỏa thuận người dùng mới có thể nhấn Next được.

xem nhiệt độ cpu win 10

Các bước cài đặt phần mềm

Sử dụng phần mềm

Bạn có thể mở phần mềm Core Temp từ Shortcut ở Desktop. Hoặc có thể tìm Core Temp từ thanh công cụ tìm kiếm của Windows.

kiểm tra vga

Mở Core Temp từ thanh tìm kiếm Windows

Khi phần mềm hiện ra bạn sẽ kiểm tra nhiệt độ của CPU ở phía cuối giao diện phần mềm. Phần mềm sẽ hiển thị từng nhân của CPU với chuẩn độ C.

nhiệt độ ổ cứng bao nhiêu là tốt

Nhiệt độ CPU sẽ hiển thị ở phía cuối giao diện phần mềm

4.3.5 Phần mềm Speccy

Tải phần mềm

Link tải: Link trang chủ

Truy cập đường link, nhấn vào Download Free Version > Download để tải phần mềm về. Phần mềm tải về sẽ có tên spsetupXXX.exe.

nhiệt độ vga

Làm theo các bước để tải phần mềm

Cài đặt phần mềm

Mở file spsetupXXX.exe vừa tải về để tiến hành cài đặt. Bạn nhấn tiếp Install để tiến hành cài đặt phần mềm Speccy. Khi trình cài đặt xuất hiện Run Speccy là bạn đã hoàn thành cài đặt.

speccy

Các bước cài đặt phần mềm

Sử dụng phần mềm

Bạn có thể mở phần mềm Speccy từ Shortcut ở Desktop. Hoặc có thể tìm Speccy từ thanh công cụ tìm kiếm của Windows.

phần mềm đo nhiệt độ cpu speccy

Mở Speccy từ thanh tìm kiếm Windows

Khi phần mềm hiện ra bạn sẽ thấy nhiệt độ tổng quát của CPU sẽ hiện ra ở phần Summary với chuẩn độ C. Trong trường hợp bạn muốn kiểm tra nhiệt độ từng nhân của CPU có thể chọn qua thẻ CPU.

phần mềm test nhiệt độ cpu

Chuyển qua thẻ CPU để kiểm tra nhiệt độ từng nhân của CPU

4.3.6 Phần mềm SpeedFan

Tải phần mềm

Link tải: Link taimienphi.vn

Truy cập đường link và nhấn vào Download > Link File để tải phần mềm về. File tải về sẽ có tên là speedfan_XXX.exe.

download speedfan

Làm theo các bước để tải phần mềm

Cài đặt phần mềm

Mở file speedfan_XXX.exe vừa tải về để tiến hành cài đặt phần mềm. Tiếp theo bạn nhấn vào I Agree > Nest > Install để tiến hành cài đặt phần mềm. Trình cài đặt thông báo Completed và bạn chọn Close là xong phần cài đặt.

độ máy tính

Các bước cài đặt phần mềm

Sử dụng phần mềm

Bạn có thể mở phần mềm SpeedFan từ Shortcut ở Desktop. Hoặc có thể tìm SpeedFan từ thanh công cụ tìm kiếm của Windows.

speedfan

Mở SpeedFan từ thanh tìm kiếm Windows

Khi phần mềm SpeedFan hiện ra, bạn tìm đến góc dưới của giao diện phần mềm để kiểm tra nhiệt độ CPU. Phần mềm sẽ hiển thị nhiệt độ từng nhân của CPU với chuẩn độ C.

cách kiểm tra nhiệt độ cpu không cần phần mềm

Nhiệt độ CPU sẽ hiển thị ở phía góc dưới giao diện phần mềm

5. Những lưu ý khi nhiệt độ laptop quá cao

Khi chạy những tác vụ nhẹ CPU thường sẽ không nóng quá 50 độ C. Nếu chạy những tác vụ nặng và cần xử lý nhiều CPU có thể nóng đến 70 độ C. Card màn hình khi hoạt động công suất cao thì nóng hơn với khoảng 80 độ C. Nếu laptop của bạn thường xuyên nóng hơn 80 độ C thì bạn nên đi kiểm tra, vệ sinh laptop và bôi keo tản nhiệt. 

Trên là toàn bộ hướng dẫn về cách kiểm tra nhiệt độ của laptop một cách đầy đủ. Tham khảo thêm các bài viết khác của Laptop Vàng để trang bị kiến thức đầy đủ nhất khi sử dụng laptop. 

Rate this post