Dell XPS 9520 thuộc dòng sản phẩm cao cấp của Dell trong năm 2022, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm này thông bài bài đánh giá bên dưới.
Mục lục
Thiết kế vẫn giữ được nét sang trọng
Từ những phiên bản XPS của năm 2018, dòng laptop này đã được người dùng đánh giá cao về độ hoàn thiện trong thiết kế lẫn sự sang trọng mà nó mang đến.
Dell XPS 9520 sở hữu thiết kế tương tự người tiền nhiệm trước đó với phần khung được sử dụng hợp kim nhôm nguyên khối 100%, phần viền được cắt CNC cho các đường nét liền mạch, điều này giúp máy trở nên sang trọng và mạnh mẽ hơn.
Mặt A của máy với phần chiếu nghỉ tay sử dụng chất liệu carbon fiber cho cảm giác thoải mái – đánh đổi lại sẽ khá bám vân tay. Thiết kế bàn phím và chiếu nghỉ tay cùng các khe bàn phím cùng màu tổng thể cũng tạo nên sự liền mạch và mạnh mẽ.
Tiếp theo đến phần màn hình, Dell đã quá nổi tiếng với thiết kế viền màn hình siêu mỏng với tên gọi là viền bezel bao phủ màn hình Infinity của mình – có rất nhiều người dùng chọn XPS 9520 đơn giản vì thiết kế màn hình này.
Nếu đánh giá về thiết kế thì Dell XPS này có thể là 10/10 điểm về độ hoàn thiện, sự sang trọng và đẳng cấp.
Cấu hình mạnh mẽ Intel thế hệ 12 dòng H
Máy sở hữu cấu hình mới nhất thời điểm ra mắt, cấu hình này cũng mang đến sức mạnh khá tuyệt vời trên mẫu business laptop này.
Cấu hình tham khảo:
- Bộ xử lý: Intel Core i7-12700H
- RAM: 16 GB
- SSD: 512 GB
- Màn hình: 15,6 inch OLED
- Bộ xử lý đồ họa: Nvidia GeForce RTX 3050 Ti 4GB
Chúng tôi đã thử nghiệm các bài test nhỏ để đánh giá hiệu năng máy, đầu tiên là PCMark 10 máy mô phỏng những hoạt động thực tế công việc hàng ngày của một người dùng bao gồm lướt web, soạn thảo văn bản, chạy các ứng dụng văn phòng như Office, Excel, và các cuộc họp trực tuyến. Với bài thử nghiệm này, chúng tôi đã chạy cả hệ thống nhằm kiểm tra thời gian phản hồi và độ mượt mà khi sử dụng các tác vụ.
Tiếp theo là bài test kiểm tra khả năng xử lý đồ hoạ của CPU với Cinebench R 23. Công cụ Cinema 4D kết xuất các cảnh khó trong 10 phút. Geekbench 5.4 Pro sẽ mô phỏng nhiều hoạt động trong thế giới thật để tạo file PDF, nhận diện giọng nói và máy học. HandBrake 1.4 sẽ chuyển mã đoạn video dài 12 phút từ độ phân giải 4K sang 1080p để so sánh hiệu suất xử lý âm thanh.
Kết quả:
Chúng tôi so sánh Dell XPS 15 9520 với những đối thủ sau: Asus ProArt Studiobook 16 OLED, Asus Vivobook Pro 16X OLED, Dell XPS 15 OLED 9510. Kết quả cho thấy Dell XPS 15 9520 có hiệu suất xấp xỉ Dell XPS 15 OLED 9510 khi đạt số điểm 6067 và thua hai Asus (6700 điểm) .
Khả năng xử lý video với Cinebench R23 thì Dell XPS 15 9520 đứng top đầu nhờ trang bị CPU thế hệ 12 cùng RAM và SSD thế hệ mới. Bài test HandBrake 1.4 cũng rất khả quan và cho kết quả là 5p30s để chuyển video 12p từ 4K về 1080p, chỉ thua Apple MacBook Pro 16 là 4p49s. Trong khi đó, Asus Vivobook Pro 16 là 7p và Dell XPS 15 OLED 9510 cho thời gian lên đến 8p. Bài kiểm tra Geekbench 5.4 cũng tương tự, XPS 9520 chỉ thua Apple MacBook Pro 16 đôi chút và vượt qua các sản phẩm còn lại trong cùng phân khúc.
Màn hình là điều tuyệt nhất
Một chiếc màn hình 15 inch với tấm nền IPS đi kèm độ phân giải FullHD (hoặc OLED tùy option bạn lựa chọn) cùng độ sáng cao đã mang đến trải nghiệm tuyệt vời với chiếc laptop này.
Với Dell XPS 9520, người dùng sẽ có tuỳ lựa chọn màn hình với độ phân giải cao lên tới 4K. Đi kèm với độ sáng 500 nits và độ phủ màu 100% sRGB cùng các công nghệ như Dolby Vision, trải nghiệm làm việc hay giải trí của bạn cho dù ở đâu cũng sẽ rất ấn tượng. Không chỉ thế, viền màn hình của thiết bị cũng được tối giản ở 4 bên. Do đó mà không gian màn hình cũng được rộng rãi hơn.
Ngoài phiên bản màn hình như đã kể trên của XPS 9520 cũng có phiên bản với độ phân giải thấp hơn là Full HD – chất lượng hiển thị vẫn được bảo đảm. Đặc biệt, phiên bản này sẽ có giá thành thấp hơn nữa và dễ dàng đến với đông đảo người tiêu dùng.
Về độ sai màu, màn hình máy cũng sẽ cho ra con số Delta E dưới 2.0, tương đối lí tưởng. Người dùng multimedia cũng có thể tin tưởng để sử dụng trong những thao tác xử lý hình ảnh, video, . .. chuyên nghiệp.
Bàn phím và trackpad
Về touchpad, Dell XPS 9520 sẽ sử dụng thiết kế bàn phím chiclet với đèn nền trắng phía dưới. Cảm giác ổn, hành trình phím rộng và độ nảy tốt. Kích thước của bàn phím cũng tương đối lớn, giúp cho các thao tác có thể tiến hành dễ dàng và nhanh chóng.
Touchpad của máy tương đối rộng và có phủ kính, tạo nên cảm giác lướt thoải mái khi sử dụng đa ngón thuận tiện. Do dùng driver Windows Precision nên độ chính xác là điều không cần nhắc lại nữa.
Cổng kết nối hạn chế là xu hướng
Dell XPS 9520 sẽ được trang bị 2 cổng Thunderbolt 4 ở cạnh trái, đi cùng 1 cổng USB-C 3.2 Gen 2 và khe thẻ SD ở góc phải. Trong hộp máy cũng có các adapter giúp người sử dụng có thêm kết nối USB-A hay HDMI.
Nhìn chung, lượng cổng trên là khá đủ cho người dùng phù hợp với nhu cầu multimedia. Đặc biệt là sự có mặt của khe thẻ SD – thứ mà người content creator hiện nay đang rất cần.
Thời lượng pin không cao
Sử dụng chip H – chip hiệu năng cao không tiết kiệm pin nên Dell XPS 9520 được trang bị viên pin 86Wh, các thử nghiệm cho biết nó sẽ cung cấp được gần 10h hoạt động khi duyệt web và có độ sáng màn hình khoảng 150 nits. So với những cái tên đình đám hiện nay như GIGABYTE AERO 15 hay Lenovo IdeaPad Slim 7 Carbon thì Dell XPS 9520 lâu hơn, tuy nhiên nếu so với MacBook Pro 16 M1 Max thì Dell XPS 9520 vẫn thua khá xa.
Dell XPS 9520 không dành cho phần đông người sử dụng vì mức giá khá cao của nó, tuy nhiên đây là một chiếc laptop tuyệt vời nếu bạn thích sự sang trọng đi cùng với cấu hình mạnh mẽ phục vụ công việc.